Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 11, 2023

VietCham — Case 12: Ngành thương mại điện tử xuyên biên giới

Hình ảnh
  Hoàn cảnh: Doanh Nghiệp X là công ty Việt Nam chuyên kinh doanh đối tượng thương mại điện tử bán hàng trực tuyến xuyên biên giới qua sàn giao dịch thương mại điện tử quốc tế (Amazon, Alibaba, Ebay, Etsy, Carousell…) Vấn đề: Với các quy định chặt chẽ của pháp luật Việt Nam về quản lý ngoại hối, doanh nghiệp X gặp rất nhiều khó khăn khi chi trả thanh toán xuyên biên giới, bên cạnh đó khi sử dụng các ví điện tử như Payoneer trong thanh toán doanh nghiệp công tác hạch toán kế toán, quyết toán thuế gặp nhiều vướng mắc vì không có sự tương đồng về chuẩn mực kế toán giữa Việt Nam và nước sở tại. Cuối tháng 9/2021, Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 80/2021/TT-BTC hướng dẫn Luật Quản lý thuế và Nghị định số 126/2020/NĐ-CP, để kiểm soát hoạt động thương mại điện tử xuyên biên giới. Ngành thuế phối hợp với các ngân hàng, trung gian vận chuyển, trung gian thanh toán để thu thập cơ sở dữ liệu người kinh doanh, tiến hành xây dựng kế hoạch; thanh kiểm tra các sàn thương mại điện tử, trung gian

VietCham — Case 11: Ngành kinh doanh nội dung số

Hình ảnh
  Hoàn cảnh: Doanh Nghiệp X là công ty Việt Nam chuyên phát hành các chương trình truyền hình thực tế, talkshow, gameshow truyền hình trên nền tảng số hóa (digital) qua hệ thống Facebook fanpage và các kênh YouTube, Vimeo, TikTok với hàng tỷ lượt xem mỗi tháng. Vấn đề: Với pháp nhân hiện tại doanh nghiệp X đang gặp khó khăn khi ký kết hợp đồng đối tác sáng tạo nội dung với YouTube, Facebook, TikTok và nhận thu thập từ các tổ chức nước ngoài trên. Nếu doanh nghiệp X sử dụng tài khoản cá nhân để ký kết và nhận tiền thì rủi ro pháp lý cho cá nhân đứng tên về việc bị cơ quan quản lý nhà nước truy thu thuế thu nhập cá nhân là rất cao. Đơn cử như Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh đã phối hợp với một số ngân hàng thương mại trên địa bàn đề nghị cung cấp dữ liệu dòng tiền giao dịch chuyển từ nước ngoài về cho các tổ chức, cá nhân trong nước có thu nhập từ các tổ chức nước ngoài do cung cấp dịch vụ trên các nền tảng số. Từ năm 2018 đến nay, gần 5.000 tỉ đồng đã được các nhà cung cấp nước ngoài nộp thuế

VietCham — Case 10: Ngành Blockchain

Hình ảnh
  Hoàn cảnh: Doanh Nghiệp X xây dựng và phát triển các sản phẩm, ứng dụng trò chơi điện tử dựa trên công nghệ chuỗi khối (Blockchain) dạng Game NFT tại Việt Nam và phát hành token toàn cầu. Vấn đề: Hiện nay Việt Nam vẫn chưa xây dựng hoàn chỉnh và ban hành khung pháp lý về quản lý tiền ảo, tài sản ảo nên theo quy định tại Nghị định số 96/2014 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng, hành vi phát hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp (bao gồm cả tiền ảo) sẽ bị xử phạt hành chính từ 150 đến 200 triệu đồng. Những hành vi phát hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp (bao gồm cả tiền ảo) có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại điểm h khoản 1 Điều 206 Bộ luật Hình sự 2015 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017). Giải pháp: Môi trường pháp lý kinh doanh của Singapore rất minh bạch, tạo điều kiện và thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề mới như Blockchain. Điều này thu hút

VietCham — Case 9: Ngành viễn thông

Hình ảnh
  Hoàn cảnh: Doanh Nghiệp X chuyên cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng cho các nhà mạng viễn thông di động (mobile network operator) tại Việt Nam, đặc biệt là các dịch vụ, giải pháp Marketing di động. Vấn đề: Dịch vụ viễn thông là ngành nghề đặc thù, nhiều sản phẩm nếu là doanh nghiệp Việt Nam chào thầu vào các nhà mạng sẽ khó trúng thầu do các quy định khắt khe của luật đấu thầu đối với doanh nghiệp trong nước, cũng như mức thuế thu nhập doanh nghiệp cao (20%) tại Việt Nam sẽ bào mòn lợi nhuận của doanh nghiệp. Giải pháp: Doanh Nghiệp X cho thành lập Công Ty Offshore Y tại Singapore để đấu thầu cung cấp dịch vụ cho các nhà mạng viễn thông di động (mobile network operator) tại Việt Nam. Với danh tiếng của một doanh nghiệp Singapore và sự hỗ trợ kỹ thuật đằng sau của công ty X, công ty Y sẽ có nhiều khả năng thắng thầu. Công ty Y sẽ tiết kiệm được một phần thuế thu nhập doanh nghiệp (Corporate Income Tax) do được hưởng mức thuế suất thuế CIT ưu đãi 17% của Singapore, thấp nhất khu vực Đôn

VietCham — Case 7: Ngành nghề bị kiểm soát giá

Hình ảnh
  Hoàn cảnh: Doanh Nghiệp X chuyên nhập khẩu và cung cấp vật phẩm y tế tại Việt Nam, đặc biệt là tham gia chào thầu vật phẩm tiêu hao theo năm cho những cơ sở y tế lớn. Vấn đề: Vật phẩm y tế là ngành thương mại có điều kiện, nhiều sản phẩm khi chào bán vào các đơn vị nhà nước sẽ bị khống chế mức lợi nhuận tùy trường hợp chỉ được phép từ 3–5%. Nếu Doanh Nghiệp X nhập khẩu thẳng từ nhà cung cấp thì hợp đồng và chứng từ nhập khẩu sẽ thể hiện mức giá nhập và từ đó tương ứng có thể tính ra mức giá trần được phép bán vào gói thầu. Điều này giới hạn mức lợi nhuận của Doanh Nghiệp X, tạo ra nhiều khó khăn trong công tác kinh doanh đặc thù của ngành này. Giải pháp: Doanh Nghiệp X cho thành lập Công Ty Offshore Y tại Singapore và nâng mức giá nhập khẩu lên. Thay vì X nhập khẩu thẳng thì giờ Y sẽ nhập và bán lại cho X với hợp đồng mua bán mới và giấy tờ nhập khẩu, hải quan mới. Nhờ đó, X có bằng chứng rõ ràng về mức giá nhập và thể hiện rõ ràng mức giá bán có khung lợi nhuận phù hợp quy định của

VietCham — Case 6: Đấu thầu dự án

Hình ảnh
  Hoàn cảnh: Doanh Nghiệp X chuyên đấu thầu tham gia cung cấp sản phẩm máy móc thí nghiệm cho các dự án liên quan tới khoa học kỹ thuật của một số bộ ban ngành tại Việt Nam. Vấn đề: Giá cả của nhiều sản phẩm liên quan phòng thí nghiệm của Doanh Nghiệp X không cạnh tranh so với các đối thủ cùng chào thầu mà chỉ ngang ngửa.Cho dù có quan hệ với tay trong của chủ dự án, Doanh Nghiệp X vẫn cần những yếu tố giúp cho thắng thầu mà không phải hạ giá. Giải pháp: Doanh Nghiệp X cho thành lập Công Ty Offshore Y tại Singapore và tiến hành xây dựng hình ảnh, thương hiệu là một doanh nghiệp uy tín, mời một số cố vấn là nhà khoa học tại Singapore. Sau đó Công Ty Y đứng ra tham dự đấu thầu cùng Doanh Nghiệp X vào các dự án. Nhờ có “uy tín và vị thế Singapore”, Công Ty Y thắng nhiều gói thầu. Thực tế là dù Công Ty Y hay Doanh Nghiệp X thắng thì mục tiêu của X vẫn đã hoàn thành nhờ vào sử dụng Công Ty Offshore từ Singapore. Trong một số trường hợp khác, X và Y cùng hợp tác chào thầu và nâng cao chất lư

VietCham - Case 5: Kiểm soát giá gốc

Hình ảnh
  Hoàn cảnh:  Doanh Nghiệp X chuyên nhập các sản phẩm hạt nhựa chuyên dụng để phân phối lại cho các nhà máy tại Việt Nam từ một nhà cung cấp lớn.  Vấn đề:    Trong số các sản phẩm hạt nhựa, có những loại mà Doanh Nghiệp X được độc quyền phân phối và muốn giấu giá gốc đối với khách hàng vì khách hàng có thể hoàn toàn tra được giá gốc thông qua hồ sơ nhập khẩu nếu Doanh Nghiệp X nhập hàng thẳng từ nhà cung cấp.. Giải pháp:  Doanh Nghiệp X cho thành lập công ty Offshore Y tại Singapore để ký hợp đồng phân phối độc quyền với một số dòng sản phẩm, khi hồ sơ xuất khẩu về tới ngân hàng tại Singapore thì Công Ty Y đứng ra để tráo đổi hóa đơn mới mức giá cao hơn, mua bảo hiểm hàng hải mới cho phù hợp với mức giá mới và gửi về Việt Nam cho Doanh Nghiệp X khai hải quan và lấy hàng ra. Như thế, Công Ty Y nhập từ nhà cung cấp và bán lại cho Doanh Nghiệp X tại Việt Nam. Nhờ cách này mà giá hàng hóa trong hồ sơ hải quan và số liệu hải quan là giá mà Doanh Nghiệp X xác định. Nhờ việc này mà lợi nhuận

VietCham - Case 4: Nhập khẩu hàng hóa đặc chủng

Hình ảnh
  Hoàn cảnh:  Doanh Nghiệp X chuyên nhập các sản phẩm máy móc chuyên dụng liên quan tới công tác quốc phòng và an ninh ví dụ như máy móc đo đạc kiểm soát đạn đạo, drone an ninh đa phương tiện điều khiển từ xa. Trong nhiều năm Doanh Nghiệp X nhập hàng từ Trung Quốc, Nga, Đông Âu. Vấn đề:  Trong những năm gần đây, nhu cầu nhập hàng từ những quốc gia khác như Israel, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, UK tăng lên nhiều. Trong nhiều trường hợp, một số nhà sản xuất và cung ứng những sản phẩm an ninh quốc phòng e ngại không muốn giao dịch trực tiếp với một số quốc gia trong đó có Việt Nam. Điều này khiến Doanh Nghiệp X gặp vấn đề nhập khẩu những hàng hóa nhạy cảm để cung cấp vào những gói thầu của những dự án an ninh quốc phòng. Giải pháp:  Doanh Nghiệp X cho thành lập công ty Offshore Y tại Singapore để đứng ra mua hàng hóa đặc chủng. Vì Singapore rất tích cực xây dựng quan hệ thương mại, phá bỏ các rào cản chính trị, thuế quan, các công ty của Singapore thường được ưu ái khi giao dịch với

VietCham - Case 3: Nâng cao giá trị thương hiệu

Hình ảnh
  Hoàn cảnh:  Doanh Nghiệp X chuyên sản xuất tinh dầu và các sản phẩm mỹ phẩm có sử dụng tinh dầu như dầu gội, sữa tắm, kem dưỡng da v.v… phục vụ cho thị trường khách hàng cao cấp ở Việt Nam như các trung tâm nghỉ dưỡng cao cấp, khách sạn năm sao và các Spa cao cấp.  Vấn đề:  Khách hàng doanh nghiệp cao cấp tuy là có khả năng chi trả lại yêu cầu chất lượng sản phẩm phải cao cấp và phù hợp, an toàn đối với người sử dụng. Là một nhà sản xuất tại Việt Nam, Doanh Nghiệp X gặp vấn đề trong việc xây dựng một thương hiệu uy tín, an toàn và có thể được tin tưởng bởi những khách hàng khó tính. Giải pháp:  Doanh Nghiệp X cho tiến hành thành lập Công ty Offshore Y ở Singapore và tiến hành đăng ký sản phẩm với Bộ Y Tế Singapore (Ministry of Health), tiến hành thí nghiệm để lấy giấy phép lưu hành tại Singapore. Sau đó, Công ty Y ủy quyền ngược lại cho Doanh Nghiệp X được quyền phân phối và bán sản phẩm tại Việt Nam. Trên bao bì của sản phẩm có ghi là Sản phẩm thuộc quyền sở hữu của Công ty Y tại Si

VietCham — Case 2: Xuất khẩu lượng lớn

Hình ảnh
  Hoàn cảnh: Doanh Nghiệp X chuyên sản xuất và xuất khẩu gạo sang các nước thứ ba. Doanh Nghiệp X là một nhà sản xuất lớn và có tiếng tại một thành phố trực thuộc trung ương tại đồng bằng sông Cửu Long, với nhà máy có công suất lớn. Gạo là một thị trường có mức lợi nhuận thấp, cạnh tranh chủ đạo bằng sản lượng, vì thế những đơn hàng lớn là có tính sống còn với những nhà máy có sản lượng lớn như Doanh Nghiệp X. Vấn đề: Tuy có sản lượng và chất lượng các loại gạo tốt, có khả năng cung cấp cho hầu hết các quốc gia có nhu cầu, Doanh Nghiệp X lại thường chậm chân trước những đơn hàng lớn do không có được thông tin sớm như thời hạn các gói thầu, chất lượng và bao bì cần chuẩn bị, các giải pháp tài chính đi kèm để cung cấp hàng hóa cho những gói thầu xuất khẩu lượng lớn. Giải pháp: Nhận thấy các đơn hàng lớn thường được các chính phủ chuyển giao đối thoại G2G thông qua các Phòng thương mại (Chamber of Commerce) tại Singapore. Doanh nghiệp X thành lập công ty Offshore Y tại Singapore để phối h

VietCham - Case 1: Mở rộng thị trường

Hình ảnh
  Hoàn cảnh:  Doanh Nghiệp X tại Việt Nam chuyên sản xuất đồ uống đóng hộp từ trái cây, vốn là một thế mạnh tự nhiên của Việt Nam. Trong những năm gần đây, Doanh Nghiệp X gặp nhiều khó khăn khi mà thị trường trong nước ngày một nhiều nhà sản xuất mới ra đời. Nhờ đi sớm, Doanh Nghiệp X có hệ thống sản xuất đạt tiêu chuẩn cao với nhiều chứng chỉ, hệ thống quản lý chất lượng, quản lý sản xuất chuẩn quốc tế nhưng lại không cạnh tranh được về giá ở thị trường nội địa chất lượng thấp dẫn tới nhà máy của Doanh Nghiệp X dư thừa năng lực sản xuất. Vấn đề:  Làm thế nào để tận dụng được thế mạnh chất lượng để nâng cao sản lượng bán và doanh thu? Làm thế nào để không phải đánh đổi chất lượng để hạ giá thành nhằm cạnh tranh trong biển máu của hàng hóa nội địa giá thấp? Giải pháp:  Với chất lượng sản phẩm cao, khả năng xuất khẩu và cạnh tranh trong khu vực và trên thế giới là có thể, nhận ra rằng Singapore là cảng lớn nhất khu vực Đông Nam Á, tại đây các luồng thông tin liên quan tới xuất nhập khẩu